UBND tỉnh chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023

Cập nhật: Thứ sáu, 05/08/2022

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị  số  06/CT-UBND về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Nội dung Chỉ thị nêu rõ: 

Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp giai đoạn đầu năm, số ca nhiễm tại cộng đồng tăng nhanh, nhiều ổ dịch phát sinh tại các KCN, CCN; bên cạnh đó, tình hình thế giới biến động khó lường, bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc; do vậy, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn, các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn trong nhập nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt thấp.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả năm 2022 đạt 7% theo Nghị Quyết HĐND tỉnh đã đề ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Thông báo số 768-TB/TU ngày 07/7/2022, ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Thông báo số 753-TB/TU ngày 30/6/2022 và các ý kiên thảo luận tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XV về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm.

UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện thành phố tập trung thực hiện ngay một số giải pháp trọng tâm sau:

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho Nhà máy ô tô Thành Công trong việc nhập khẩu linh kiện bán dẫn; đẩy nhanh tiến độ đưa nhà máy sản xuất ô tô HTMV số 2 đi vào hoạt động và chạy thử nghiệm trong tháng 8/2022.

Trực tiếp làm việc tìm hiểu nhu cầu để tháo gỡ khó khăn theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh những khó khăn vướng mắc đối với các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh về phương án xử lý 19 dự án chậm tiến độ trong các KCN trên địa bàn tỉnh. Rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án trong các CCN, báo cáo UBND tỉnh phương án xử lý đối với 13 dự án chậm tiến độ trong CCN. Nắm chắc tình hình lao động trên địa bàn, có các giải pháp đảm bảo nguồn cung lao động đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp, nhất là đối các Doanh nghiệp trong các KCN, CCN.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, làm động lực tăng trưởng. Đổi mới cách tiếp cận, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư với quan điểm đồng hành, xuyên suốt đảm bảo phát triển bền vững.

Tập trung thúc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án còn lại đã được xác định khởi công mới trong năm 2022 và một số dự án cần thiết, dự kiến đầu tư trong kế hoạch đầu tư công năm 2021-2025; hoàn thiện thủ tục các dự án để sớm khởi công đôi với các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư.

Tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đang triển khai, trong đó tập trung cao độ công tác giải phóng mặt bằng và thi công các dự án có tính chất chiến lược như đầu tư xây dựng tuyến đường Đông - Tây (giai đoạn I); tuyến đường T21 (giai đoạn 1), đường tỉnh ĐT.482 kết nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 và kết nối quốc lộ 10 với quốc lộ 12B, Tuyến đường bộ Ven biển (giai đoạn 1, giai đoạn 2), dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình..

 Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thiện thủ tục các dự án kéo dài đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất phương án cắt giảm, dừng triển khai; sớm hoàn thành việc rà soát, đề xuất phương án xử lý đối với các dự án còn lại.

Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến, thu hút đầu tư (tiếp cận đa chiều, đa phương thức...); tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn góp phần tạo ra các sản phẩm công nghiệp mới có giá trị tăng thêm, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Thực hiện công khai minh bạch trong thu hút đầu tư, đặc biệt là giá đất, tiền thuê đất...Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Thu hút nhà đầu tư hạ tầng KCN Tam Điệp II, KCN Phú Long; Các dự án thúc đẩy phát triển dịch vụ như: lĩnh vực giáo dục - đào tạo nghề, khu du lịch (tại khu vực Đam Khê Trong).

Tập trung thu hút các dự án tạo ra sản phẩm mới vào diện tích đất sạch còn lại trong các cụm công nghiệp đã có hạ tầng như: CCN Gia Lập, CCN Gia Phú, CCN Văn Phong, CCN Khánh Thượng, CCN Đồng Hướng (phần mở rộng); đôn đốc các nhà đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp đã được quyết định chủ trương đầu tư dự án như: CCN Khánh Hải 1 (giai đoạn 1), CCN Khánh Hải 2 (giai đoạn 1), CCN Khánh Lợi khẩn trương hoàn thiện các thủ tục sớm triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp tạo mặt bằng sạch thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch... của các nhà đầu tư chiến lược tạo ra sản phẩm công nghiệp mới có giá trị tăng thêm, đóng góp lớn vào tăng trưởng và thu ngân sách.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất kém hiệu quả đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, đối với các dự án đã được các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra kiên quyết thu hồi các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng triển khai chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Tập trung kiểm tra, đôn đốc các dự án dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2022, năm 2023 nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện, khẩn trương đưa vào sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt các dự án (cả trong ngân sách và ngoài ngân sách), yêu cầu cam kết tiến độ đề ra.

UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công và thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; xử lý nghiêm các trường họp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối họp với các cơ quan đơn vị có liên quan, UBND các huyện thành phố tổ chức triển khai sản xuất vụ Mùa năm 2022. Tập trung mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, các cây con đặc sản, đặc hữu, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao; Khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025; Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025, nhăm thúc đây tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp.

Tăng cường dự báo, giám sát và chủ động các biện pháp kiểm soát, phòng trừ dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi, nhất là kiểm soát, khống chế nhanh bệnh dịch tả lợn Châu Phi tạo sự ổn định cho việc tái đàn, đồng thời, mở rộng quy mô đàn vật nuôi.

Thực hiện đồng bộ phát triển ngành Dịch vụ là động lực tăng trưởng quan trọng cho 06 tháng cuối năm.

Tập trung phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, xây dựng các giải pháp cân đối cung - cầu, bảo đảm nguồn cung hàng hoá thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất, phục hồi chuỗi cung ứng, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Có các giải pháp thúc đẩy hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Triển khai có hiệu quả chương trình, kế hoạch phát triển thương mại điện tử, kế hoạch xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trưởng, xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu ra thị trường trong và ngoài nước.

Sở Du lịch chủ trì, phối họp với các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển hoạt động du lịch; tăng cường các giải pháp quảng bá, xúc tiến, liên doanh liên kết, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch; nghiên cứu, phát triển các hoạt động văn hóa địa phương, văn hóa cơ sở gắn với du lịch với các sản phẩm du lịch mới, sản phẩm lưu niệm, quà tặng mang tính đặc trung riêng phục vụ du khách.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối họp với các đơn vị có liên quan có phương án, giải pháp thúc đẩy phát triển hoạt động vận tải, nhất là vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các tô chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp hỗ trợ tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chủ động phối họp với Cục Thống kê tỉnh để cung cấp thông tin phục vụ tính toán các chỉ tiêu tăng trưởng.

Tăng cường quản lý thu chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu năm 2022

Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách. Triển khai quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý thu hồi nợ thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu ngân sách cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế; qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, kịp thời đê xuất các giải pháp quản lý, điều hành thu kịp thời, hiệu quả. Tham mưu kịp thời các phương án chỉ đạo, điều hành thu phù họp, hiệu quả, dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh.

Kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng; khai thác thêm nguồn thu thông qua việc mở rộng cơ sở thuế, rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh.... nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN.

Siết chặt kiểm soát chi ngân sách, rà soát và cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, thực hiện chi ngân sách đảm bảo cân đối với khả năng huy động, tiết kiệm, chống lãng phí.

Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số.

Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên quyết xử lý theo thẩm quyền các cán bộ có hành vi nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp; thay thế, điều chuyển các cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, gây “ách tắc, điểm nghẽn” trong giải quyết thủ tục hành chính

Rà soát sửa đối, bổ sung kịp thời thay thế các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành không còn phù họp, gây ách tắc trong quá trình triển khai thực hiện. Kiếm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Ke hoạch số 33/KH- UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Ninh Bình năm 2022.

Thu thập, rà soát các chỉ tiêu đầu vào của các ngành, lĩnh vực phục vụ tính toán số liệu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quý III, 9 tháng và cả năm 2022 kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh) những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng để kịp thời chỉ đạo.

Chi tiết Chỉ thị số  06/CT-UBND

Cổng TTĐT tỉnh