Những tấm gương điển hình trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

Cập nhật: Thứ ba, 19/07/2022

Phát huy ý chí quật cường "Tàn nhưng không phế" trong những năm qua nhiều thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công của cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng đã vượt lên thương tật, bệnh tật và khó khăn, phấn đấu vươn lên, cần cù, sáng tạo trong học tập, công tác, lao động sản xuất bằng ý chí và nghị lực để làm giầu cho gia đình và xã hội. Nhiều thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công đã trở thành "hộ sản xuất kinh doanh giỏi”, “gia đình cách mạng gương mẫu”.

 Bảy đại biểu người có công được lựa chọn đi dự Gặp mặt đại biểu người có công với cách mạng toàn quốc năm 2022 đều là những đại diện điển hình trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, là những anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động tiêu biểu, là những người mẹ, người vợ, người con trung hậu đảm đang vượt khó vươn lên; là những cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học và những thương binh, bệnh binh tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, đã trở thành những nhà quản lý, những doanh nhân thành đạt..Họ không chỉ là những anh hùng trong chiến đấu mà còn là các chiến sĩ tiên phong chống lại đói nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Ông Lê Đức Vinh, thôn Khê Ngoài, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, bản thân là Thương binh 81%. Hiện là Giám đốc công ty TNHH một thành viên xây dựng và nước sạch Phú Vinh đồng thời kinh doanh cửa hàng ăn uống và cung cấp vật liệu xây dựng. Hàng năm đã tạo việc làm ổn định cho 05 lao động và trên 25 lao 11 động thời vụ với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng. Năm 2020 được sự cho phép của chính quyền địa phương ông cùng với một số doanh nghiệp trên địa bàn của xã đã huy động quyên góp ủng hộ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo Nghĩa trang Liệt sỹ xã Ninh Hải với nguồn kinh phí huy động trên 3 tỷ đồng (trong đó: bản thân ông ủng hộ 250 triệu đồng). Kết quả đã làm lại mới 90 ngôi mộ bằng đá, nền lát bằng đá…đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành, dự kiến công trình sẽ được khánh thành vào dịp lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).

Ông Trương Ngọc Thận, trú tại xóm 3, xã Như Hoà, huyện Kim Sơn. Ông là Bệnh binh 61%, hiện là Giám đốc Doanh nghiệp Ngọc Sơn, tạo công ăn việc làm thường xuyên tại doanh nghiệp cho 50 lao động (trong đó đóng BHXH cho 20 lao động trực tiếp tại doanh nghiệp) và hàng trăm lao động khác gia công hàng hóa cho doanh nghiệp, doanh thu hàng năm đạt trên 25 tỷ đồng, đảm bảo thu nhập hàng tháng từ 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng, hàng năm đều trích ngân sách ủng hộ gia đình hộ nghèo, quỹ chất độc da cam, quỹ khuyến học, làm đường giao thông…với tổng số tiền trên 100 triệu đồng.

 

Cả nước đang tổ chức nhiều họt động để hướng về 70 năm ngày thương binh - liệt sỹ.

Cả nước đang tổ chức nhiều họt động để hướng về 70 năm ngày thương binh - liệt sỹ.

 

Ông Bùi Giáp Canh, trú tại xóm 2, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, bản thân là thương binh 42% bị cụt 1 chân trái, Ông xác định Thương binh “Tàn nhưng không phế”, sau khi xuất ngũ ông đã theo học lớp Trung cấp nghề sửa chữa ô tô tại Quân Khu 5. Đến năm 2000, Ông thành lập Doanh nghiệp Hoàng Phong, chuyên sửa chữa ô tô. Từ năm 2018 đến nay, Doanh nghiệp chuyển hình thức sản xuất sang đầu tư máy móc phục vụ xây dựng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay đang giải quyết việc làm cho 8 lao động với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Ông Phạm Đức Minh, phố Thanh Xuân, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình, bản thân là Bệnh binh 61%, hiện là giám đốc Công ty TYOGA, độc quyền phân phối sản phẩm nước uống cao cấp ION kiềm và khai thác mỏ, doanh thu năm 2021 đạt 125 tỷ đồng, thường xuyên tạo việc làm cho từ 200 - đến 300 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5,6 triệu đồng-24 triệu đồng/tháng, ưu tiên sử dụng con em thương binh, bệnh binh, bộ đội xuất ngũ. Năm 2020, 2021 bản thân ông đã ủng hộ 160 triệu đồng cho phòng chống dịch Covid-19 và các tỉnh lũ lụt miền trung; 500 triệu đồng làm đường liên thôn xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp.

Ông Trương Trí Nguyện, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, bản thân là Bệnh binh 71%. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, từ năm 2012 đến nay hiện là Giám đốc HTX DV thủy sản Kim Sơn. Hộ gia đình ông tích cực sản xuất nuôi trồng thủy sản, xây dựng 01 trại cá nhân sản xuất Hàu giống, ngao giống bán ra thị trường Quảng Ninh với doanh thu hàng năm ước đạt 500 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động liên tục trong năm với 12 mức lương 7 triệu đồng/người/tháng và một số lao động thời vụ. Bản thân Ông và gia đình luôn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở xã nhà.

Ông Đặng Ngọc Toàn, trú tại xóm Chợ Dầu, xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, bản thân ông là thương binh và là Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đồng thời là chủ doanh nghiệp máy cơ khí và sáng chế hệ thống máy sấy cây lúa non xuất khẩu. Năm 2020 ông được nhận giải thưởng “Nhân tài Đất Việt” và Bảng vàng danh dự “Tự học thành tài”.

Ông Đỗ Phú Quân, trú tại xóm 11, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, bản thân là thương binh 21%. Sau khi xuất ngũ về địa phương, Ông cùng gia đình đã chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp bằng hình thức đấu thầu diện tích đất chân mạ của xóm 11 và xóm 9 về cùng với diện tích đất của gia đình thành mô hình trang trại nuôi cá, ba ba, cấy lúa với diện tích 6.000 m2 ao và 420 m2 bể nổi nuôi ba ba tại xã Gia Sinh với doanh thu hàng năm ước đạt trên 200 triệu đồng, giải quyết việc làm cho từ 3 đến 5 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

CTV Hồng Loan