Phiên họp thứ 3 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số

Cập nhật: Thứ ba, 09/08/2022

Sáng 08/8, tại điểm cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì phiên họp thứ 3 của Uỷ ban để đánh giá kết quả chuyển đổi số 06 tháng đầu năm 2022 và xác định phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. 

Cùng dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; các đồng chí thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; các tập đoàn kinh tế liên quan lĩnh vực chuyển đổi số.

Phiên họp được tổ chức trực tuyến đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chủ trì tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh. Cùng dự có đồng chí Tống Quang Thìn, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu Ninh Bình

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai chuyển đổi số quốc gia trong 06 tháng đầu năm 2022, cụ thể:

Chỉ tiêu

6 tháng

Năm 2022

Các chỉ tiêu đã đạt được

Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

100%

100%

Tỉ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ

11,27%

7%

Tỉ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán

66%

65%

Các chỉ tiêu cần tiếp tục nỗ lực trong 6 tháng cuối năm

Tỉ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh

70,91%

85%

Tỉ lệ hộ gia đình Internet cáp quang băng rộng

71,75%

75%

Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ

45,78%

80%

Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến

36,91%

50%

Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử

33%

50%

Tỉ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC

- Bộ phận một cửa cấp bộ, cấp tỉnh

Bộ phận một cửa cấp huyện

-

 

100%

100%

Tỉ lệ báo cáo của CQNN được thực hiện trực tuyến

-

50%

Tỉ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở

3%

50%

Tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số

6%

30%

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổng hợp và công bố 55 bài toán chuyển đổi số của các bộ, ngành và địa phương tại địa chỉ: https://c63.mic.gov.vn/; tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 71,79 Mbps, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 35,29 Mbps, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021; các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai phủ sóng được 477/832 thôn lõm sóng viễn thông; bàn giao cho các tỉnh là 457.249 máy tính trong Chương trình "Sóng và máy tính cho em";  tỉ lệ dịch vụ công đủ kiều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97,3%; tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ là 45,7%, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 36,9%, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Một số dịch vụ công trực tuyến phát huy hiệu quả rõ rệt phục vụ người dân, tiêu biểu như: Dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Dịch vụ đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; Dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông…

Đối với tỉnh Ninh Bình: Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông; của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn để các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo ATTT mạng năm 2022, theo đó, kết quả phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh cơ bản được đảm bảo: 100% xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ Bưu chính; đảm bảo phục vụ nhu cầu bưu chính của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; hạ tầng mạng viễn thông của tỉnh đã phủ rộng đến cấp xã đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT, sử dụng các dịch vụ số của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, 100% khu vực trung tâm các xã có sóng di động 3G; 100% khu vực phường, thị trấn có sóng di động 4G; mạng Internet băng rộng cáp quang triển khai đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn; hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hiện nay đã cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số và Chuyển đổi số.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ những kết quả tích cực đã đạt được trong chuyển đổi số 06 tháng đầu năm 2022, những khó khăn vướng mắc đồng thời đề xuất các giải pháp triển khai thời gian tới.

Cổng TTĐT tỉnh