Mô hình đổi phế liệu lấy cây xanh góp phần bảo vệ môi trường tham gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương

Cập nhật: Thứ tư, 29/03/2023

Căn cứ kết quả Cuộc thi “Sáng kiến đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh năm 2022” vòng chung khảo và thực hiện Kế hoạch của BTV Hội LHPN huyện Nho Quan về thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và xây dựng mô hình “5 có, 3 sạch” năm 2023. Sáng ngày 29/12/2023 Ban Thường vụ Hội LHPN xã Đồng phong tổ chức triển khai mô hình "Đổi phế liệu lấy cây xanh" tại thôn Cối. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Ninh Bình, hội LHPN huyện Nho Quan, Hội LHPN xã Đồng Phong cùng toàn thể hội viên phụ nữ và nhân dân thôn Cối tham gia trồng tuyến “Đường cây phụ nữ” năm 2023.

Năm 2020 xã Đồng Phong đã về đích Nông thôn mới kiểu mẫu. Trong tiêu chí xây dưng nông thôn mới kiểu mẫu Đảng ủy, HĐND, UBND xã giao cho Hội LHPN xã phụ trách tiêu chí vệ sinh môi trường. Hội phụ xã đã triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về nhận thức, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ trong việc thay đổi diện mạo, cảnh quan, môi trường, nếp sống sạch, đẹp, văn minh. Hội đã vận động hội viên phụ nữ và người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế sử dụng túi nilon, chủ động phân loại và xử lý rác từ hộ gia đình. Tích cực tham gia thu gom phế liệu, xây dựng cảnh quan môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Triển khai sâu rộng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần vun đắp giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam”.

Tuy nhiên, hoạt động của Hội LHPN xã Đồng Phong đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức: vẫn còn một số hộ gia đình vứt rác, phế liệu bừa bãi; một số chi hội triển khai mô hình bảo vệ môi trường chưa thu hút được đông đảo hội viên tham gia... Để khắc phục những hạn chế trên đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về vấn đề bảo vệ môi trường, hội đã chọn nội dung sáng kiến “Mô hình đổi phế liệu lấy cây xanh góp phần bảo vệ môi trường tham gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương”.


 

Để giải bài toán về giảm thiểu rác thải ra môi trường, Hội LHPN xã đã tuyên truyền cho hội viên phụ nữ và nhân dân qua các hội nghị, buổi sinh hoạt thường kỳ, qua diễn đàn, trang mạng xã hội. Tiếp tục duy trì và nhân rộng các hộ thực hiện các tiêu chí của phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp”, “Nhà sạch, đường đẹp”; tặng thùng phân loại rác hữu cơ và vô cơ. Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn: Đối với rác hữu cơ: Hội LHPN xã hướng dẫn hội viên phụ nữ xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi sinh góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Đối với rác vô cơ: Tuyên truyền hội viên phụ nữ tập hợp rác theo quy định tuần 3 lần để Trung tâm vệ sinh môi trường huyện vận chuyển để xử lý theo quy định. Đối với rác tái chế: Hội đã tuyên truyền hội viên phụ nữ phân loại thu gom phế liệu tham gia mô hình “Đổi phế liệu lấy cây xanh”.

Thấy rằng mô hình “Thu gom phế liệu” đã triển khai sang năm thứ 7, một số chi hội cũng có dấu hiệu trùng xuống do không có sự đổi mới sáng tạo trong mô hình. Đối với những chi hội vẫn duy trì tốt mô hình thì Hội LHPN xã chỉ đạo các chi hội đó tiếp tục duy trì và nhân rộng. Đối với những chi hội nào huy động không thu hút được đông đảo hội viên tham gia thì sẽ áp dụng sáng tạo từ mô hình cũ thành mô hình mới “Đổi phế liệu lấy cây xanh”.

Thôn Cối có tuyến đường từ cổng làng đi vào, hai bên đường dài gần 1km, ít dân cư sinh sống, hai bên đường đều có khoảng đất trống nên một số hộ dân vứt rác, phế liệu ra 2 bên lề đường, dưới lòng kênh, mương. Hội LHPN xã đã triển khai thực hiện mô hình “Đổi phế liệu lấy cây xanh” đối với thôn Cối, được hội viên phụ nữ và nhân dân ủng hộ, nhất trí cao.

Về huy động kinh phí: Hội LHPN tỉnh hỗ trợ sáng kiến 15 triệu đồng; Hội LHPN xã hỗ trợ 5 triệu đồng; các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, các ban ngành đoàn thể, hội viên phụ nữ và nhân dân ủng hộ hơn 2 triệu đồng; số tiền thu gom phế liệu quý I là 400.000đ. Tổng số tiền thu được là 23 triệu đồng. Mô hình “Đổi phế liệu lấy cây xanh” bước đầu đã có kết quả so với mô hình cũ. Huy động được mọi lực lượng tham gia mô hình, đặc biệt là những hộ dân được trồng cây trước cửa sẽ có ý thức hơn trong vấn đề trồng và chăm sóc. Vận dụng sáng tạo, đổi mới mô hình cũ, thu hút đông đảo số lượng hội viên phụ nữ tham gia. Sáng kiến mô hình mang tính cộng đồng dân cư, các cấp các ngành đồng sức đồng lòng cùng chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương. Mô hình “Đổi phế liệu đổi lấy cây xanh” đã đổi mới sáng tạo nội dung mô hình cũ, thu hút đông đảo số lượng hội viên phụ nữ tham gia, mô hình mang tính cộng đồng dân cư, góp phần duy trì và nâng cao xây dựng nông thôn kiểu mẫu tại địa phương. Bên cạnh đó, mô hình còn tuyên truyền cho hội viên phụ nữ tích cực phân loại phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải ra môi trường.

Môi trường là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong vấn đề duy trì các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương. Với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội, đại diện quyền lợi cho phụ nữ, Hội LHPN xã Đồng Phong với đội ngũ cán bộ hội năng động, sáng tạo, đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động có hiệu quả liên quan đến vấn đề môi trường, thu hút đông đảo hội viên hội phụ nữ tham gia cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, phòng trào nhà sạch, đường đẹp; nhà sạch, vườn đẹp. Qua đó tuyên truyền các cấp các ngành, hội viên phụ nữ và người dân chung tay góp sức tham gia các hoạt động động đồng, phân loại rác thải, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, cây ăn quả... góp phần bảo vệ môi trường ”Sáng – xanh – sạch – đẹp”, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.

Một số hình ảnh trực quan trong ngày trồng cây.

Người viết: Đào Thị Dung. Chủ tịch hội phụ nữ xã